Máy xây dựng bao gồm các máy móc và thiết bị phục vụ cho các quá trình xây dựng, các máy dùng để vận chuyển hàng hóa như xây dựng dân dụng, xây dựng thủy lợi, xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp, ....
Các loại máy xây dựng bao gồm :
- Máy phát lực : Cung cấp động lực cho các máy khác làm việc
- Máy vận chuyển : Dùng để vận chuyển hàng hóa bao gồm palang, tời kéo, băng tải, gầu vít,....
- Máy làm đất : bao gồm các loại máy phục vụ cho công việc thi công khai thác đất, đá, than, quặng như máy đào đất, máy đầm đất .
- Máy gia công đá : Phục vụ cho việc nghiền, sàng phân loại và rửa đám sỏi, quặng, cát, ..
- Máy phục vụ công tác bê tông : Máy trộn bê tông, máy đầm dùi bê tông, máy đầm rung, ..
- Máy gia công sắt thép : Phục vụ cho việc cắt uốn, kéo hàn cốt thép : máy cắt uốn sắt, mắt cắt sắt, ... - Máy gia cố nền móng : Bao gồm máy đóng cọc, ép cọc, khoan cọc, máy xoa nền, ....
- Các máy và thiết bị chuyên dùng cho công tác thi công đường bộ , đường sắt và công trình cầu : Máy đặt ray, máy dải thảm, máy thi công lao lắp cầu, ...
- Máy và thiết bị chuyên dùng cho từng ngành : máy cắt bê tông, máy sản xuất gạch, ngói, xi măng, ...
Máy xây dựng thường đặt ở ngoài công trường, việc bảo quản không được tốt do đó vấn để an toàn lao động trong sử dụng là rất đáng quan tâm và cần chú ý.
An toàn lao động phải được chú ý tời tất cả các khâu, từ điều hành phương án thi công, tổ chức thi công đến điều khiển và chăm sóc, bảo dưỡng, sữa chữa máy.
Đối với công nhân và những người điều khiển máy cần tuân thủ theo những quy định sau :
- Trước khi đưa máy móc vào sử dụng bất kỳ máy cũ hay máy mới đều phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng kỹ thuật máy, theo các yêu cầu ghi trong hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt là cơ cấu an toàn như phanh , cơ cấu tự hãm, cơ cấu hạn chế hành trình. Nếu có hỏng hóc, phải kịp thời sữa chữa ngay mới đưa máy ra công trường.
- Công nhân điều khiển máy phải qua đào tạo và có đủ giấy tờ chứng nhận, bằng lái, hiểu biết kỹ về tính năng, cấu tạo máy. Đồng thời đã được học về kỹ thuật an toàn trong sử dụng máy, được phép lái máy.
- Công nhân điều khiển máy cần phải trang bị đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cho từng nghề và từng máy như mũ, kính, bao tay, ủng và các dụng cụ an toàn khác.
- Các bộ phận chuyển động khác của máy như trục quay, xích, đai, ly hợp cần được che chắn cẩn thận ở những vị trí có thể gây tai nạn cho người.
- Thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh máy, tra dầu mỡ, điều chỉnh sữa chữa nhỏ các bộ phận, đặc biệt là các bộ phận an toàn, loại trừ khả năng làm hỏng hóc máy.
- Thực hiện đúng quy trình, trình tự kỹ thuật của nhà sản xuất đã hướng dẫn .
- Tắt máy sau khi dừng hoạt động tránh gây sự cố bất ngờ. Cần khóa và hãm bộ phận khởi động. Để máy đúng nơi an toàn, cần thiết phải kê, chèn bành cho máy khỏi trôi và nghiêng đổ.
- Các máy cố định cần lắp đặt chắc chắn trên bệ máy ở vị trí bằng phẳng và khô ráo, sạch sẽ không trơn ướt gây tại nạn lao động.
- Các máy khi di chuyển làm việc ban đêm cần có hệ thống đèn chiếu sáng riêng ở trước và sau máy bằng hệ thống đèn pha và đèn tín hiệu.
- Khi di chuyển máy đi xa cần tuân thủ các qui định an toàn về di chuyển máy : cột chặt máy vào toa xe, đảm bảo điều kiện đường xá,
Hãy thực hiện theo những quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho chính bản thân người vận hành máy và những người xung quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét