Máy trộn bê tông tự do hay theo dân gian thường gọi là máy trộn bê tông quả lê, quả táo hoặc máy trộn bê tông củ tỏi,... Đây là loại máy dùng để trộn vữa bê tông phục vụ các công trình xây dựng nhà ở vừa và nhỏ, đường bê tông...
Trong máy trộn bê tông tự do lại được chia ra làm 3 kiểu là máy trộn lật đổ, nghiêng đổ và cố đinh.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của 3 kiểu máy này.
I. Máy trộn bê tông tự do kiểu lật đổ:
Dùng để trộn bê tông lỏng, đáp ứng nhu cầu về lượng bê tông nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 300lít).
Cấu tạo chung của máy trộn lật đổ trên hình 1, trong đó:
1- Thùng trộn ;
2- Bánh răng bao thùng ;
3- Giá lật ;
4- Tay quay ;
5- Thùng tiếp phối liệu bê tông ;
6 - Xích nâng ;
7- Hộp giảm tốc ;
8- Động cơ điện ;
9 - Nối trục ;
10 ; 19; 16 - Đĩa xích ;
11- Bánh căng xích;
12- Xích nâng;
13 - Ly hợp;
14 - Cần điều khiển ;
15- Trục ngang ;
17- Hãm ;
18- Bánh răng quay thùng.
Bộ phận công tác chính là thùng trộn, có dung tích hình học lớn nhất là 300 lít. Khi trộn, trục thùng lệch 45o ; khi đổ quay thêm 90o. Cơ cấu quay thùng gồm các hệ thống bánh răng (2) và (18) có khi được bố trí ở đáy thùng. Máy được lắp động cơ điện hoặc động cơ chạy dầu Diesel, động cơ hoạt động làm quay hệ thống bánh răng trong bộ phận giảm tốc, rồi từ đó sẽ làm quay thùng và bánh xích quay trơn (19). Kéo cần điều khiển (14) theo chiều mũi tên sẽ đóng li hợp làm trục (15) quay để nâng thùng tiếp phối liệu (5) lên và đổ phối liệu đó vào thùng trộn để trộn. Sau đó lại đẩy ngược cần (14) và tách li hợp hạ thùng tiếp liệu. Hoặc có 1 cơ cấu khác đơn giản hơn là lắp một cơ cấu Puly vào động cơ, dùng dây cu-loa nối từ puly này với cơ cấu quay của máy trộn, làm máy quay tròn để trộn, Thùng trộn để đứng và đổ phối liệu trực tiếp vào thùng.
Muốn lật thùng đổ bê tông ra ngoài thì quay tay quay (4) (vô lăng). Rồi quay thùng về tư thế trộn để thực hiện chu kỳ mới. Máy trộn lật đổ có ưu điểm đổ nhanh nên tận dụng thời gian cao, đổ sạch nên hệ số xuất liệu lớn. Hệ số xuất liệu theo công thức sau
Nhưng khâu lật thùng bằng tay người nên thùng trộn bị hạn chế về dung tích. Vì thế không ứng dụng được ở những công trình có yêu cầu khối lượng công tác bê tông lớn.
II. Máy trộn bê tông tự do kiểu nghiêng đổ.
Đây là một kiểu khác của dòng máy trộn bê tông tự do. Máy sử dụng để trộn vữa ướt. Máy có thùng và miệng thùng hơi chếch so với phương ngang. Khi đổ, hạ miệng thùng xuống cho trục quay của thùng nghiêng xuống 45o (so với phương ngang). Khối lượng bê tông trộn sau một mẻ là rất lớn vì thùng trộn có dung tích từ 2m3 - 5m3 .
Cấu tạo của máy trộn bê tông kiểu nghiêng đổ như hình 2:
Trong đó :
1 - Thùng trộn ;
2 - Vành bao ;
3 - Máng tiếp nước (nếu cần);4 - Xi lanh nghiêng thùng ;
5 - Giá đỡ thùng;
6 - Giá nghiêng thùng ;
7 - Bánh kẹp ;
8 - Con lăn dỡ thùng ;
9 - Bánh răng quay thùng.
Kiểu máy trộn này có thể đặt trên giá đỡ cố định hoặc ô tô di động. Trong thùng có gắn cánh trộn. Vì thể tích của thùng lớn, có thể chứa nhiều hỗn hợp vữa bê tông, nên mỗi cơ cấu như quay thùng, nghiêng thùng, tiếp liệu đều do mỗi động cơ và bộ truyền động riêng đảm nhận.
Loại máy này thường được sử dụng ở những công trình xây dựng lớn, cần một khối lượng lớn bê tông và thường được gắn trên ô tô để di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
III. Máy trộn bê tông tự do kiểu cố định.
Đối với máy trộn cố định, trong suốt thời gian làm việc gồm tiếp liệu, trộn và dỡ thùng trộn luôn quay quanh trục ngang. Loại này cũng chuyên dùng trộn bê tông lỏng, nhưng khối lượng bê tông là trung bình. Cấu tạo máy ở hình 3.
Trong đó :
1- Thùng trộn ;
2- Cánh trộn ;
3- Đai đỡ thùng;
4- Bánh răng bao thùng ;
5- Thùng tiếp nước ;
6- Phễu tiếp liệu ;
7- Con lăn;
8- Bánh răng quay thùng ;
9 - Bộ truyền động đai ;
10 - Máng nạp - dỡ.
Thùng trộn hình trụ có dung tích hình học lớn nhất 2m3, phía trong lòng thùng có gắn các cánh trộn hình quạt hay tấm cong. Máng dỡ có thể được đưa vào hay rút ra khỏi thùng bằng khớp xoay. Hai đầu máng cũng được nâng lên hạ xuống khi xoay. Khi trộn bê tông, người ta cho thùng trộn quay không tải do được truyền động từ động cơ qua bộ truyền động bánh răng 8 và 4; bẻ cho đầu ngoài của máng nạp dỡ nâng lên, đầu trong thùng hạ xuống để đổ vật liệu vào thùng. Thùng quay sẽ dùng cánh nâng vật liệu lên cao rồi thả cho rơi tự do tự trộn với nhau. Sau vài ba phút thì hạ đầu ngoài của máng xuống để cánh trộn múc bê tông đã trộn vào máng và trút ra ngoài. Khi dỡ hết thì lại tiếp liệu để thực hiện chu kỳ tiếp theo. Khi vật liệu chưa đủ độ ướt thì tiếp nước từ thùng 5 qua phễu 6 vào thùng. Loại này có ưu điểm là ít thao tác nên cơ cấu đơn giản, dễ điều khiển. Nhưng nhược điểm của nó là dung tích sản xuất nhỏ, dỡ lâu và chậm, chiếm nhiều thời gian nên năng suất không cao, chỉ đáp ứng cho việc cấp bê tông tại chỗ. Hệ số xuất liệu thấp. Trong thực tế loại máy trộn này ít được sử dụng.
Lạc Hồng Group - Nhà cung cấp các sản phẩm máy trộn bê tông hàng đầu Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét